Việt Nam Kết_hợp_dân_sự

Ở Việt Nam, trong quá trình thảo luận Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có những thảo luận cho phép kết hợp dân sự.

  • Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan, Giảng viên bộ môn Luật Hôn nhân & Gia đình tại Đại học Luật Hà Nội, trong cuộc Hội thảo lấy ý kiến của cộng đồng LGBT về dự thảo luật Hôn nhân & Gia đình được tổ chức vào ngày 21/09/2013 cho rằng: “Việc chấp nhận kết hợp dân sự, theo tôi, được coi là phù hợp trong giai đoạn hiện nay để có thể dung hòa các luồng quan điểm và tư tưởng trái chiều đang xảy ra. Việc kết hợp dân sự này sẽ giúp quyết được bài toán mà những nhà lập pháp đang gặp phải. Điều này cũng tránh được việc phân biệt đối xử. Ảnh hưởng đến quyền con người trong cộng đồng LGBT.[34]
  • Trong Hội nghị tham vấn công chúng về dự thảo luật Hôn nhân Gia đình tại TP.HCM do Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức vào ngày 10.3.2014, có một số ý kiến cho rằng: khoản 2, điều 8 dự thảo luật nên sửa lại là: “Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng cho phép họ được kết hợp dân sự”; điều 16 cũng nên thiết kế lại, quy định về quyền nhân thân và tài sản của những người đồng tính kết hợp dân sự với nhau.[35]

Tuy nhiên, Điều 36 Khoản 1 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định nguyên tắc hôn nhân là "một vợ - một chồng, vợ chồng bình đẳng", do vậy nếu quy định về kết hợp dân sự (chung sống đồng giới) thì sẽ là trái với hiến pháp Việt Nam (vi hiến), bởi kiểu chung sống này sẽ không có ai là vợ hoặc chồng. Theo nguyên tắc, các bộ luật của 1 quốc gia luôn phải tuân thủ theo Hiến pháp, vì vậy mọi bộ luật tại Việt Nam đều không được phép công nhận việc kết hợp dân sự. Khi thảo luận tại Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu kết luận: "Hiến pháp vừa sửa (năm 2013) đã nêu nguyên tắc "hôn nhân một vợ - một chồng" tức là chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới. Như vậy luật không thể vượt Hiến pháp. Mà nếu 2 người đồng giới sinh sống thì phải xác định họ không thể sinh con, nghĩa là mục đích lập gia đình không đạt được nên cũng không thể gọi là hôn nhân"[36].

Sau khi phân tích, các đề xuất về việc cho phép người đồng tính kết hợp dân sự đã bị loại bỏ khỏi Luật hôn nhân gia đình 2014. Theo báo cáo tổng hợp ý kiến Đại biểu của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, việc loại bỏ đề xuất về công nhận kết hợp dân sự giới là do các nguyên nhân sau[37][38]:

  • Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định “Nhà nước không công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (để phù hợp với Điều 36 Hiến pháp Việt Nam năm 2013, theo đó Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận hôn nhân một vợ - một chồng). Khi Hiến pháp đã không công nhận thì luật Hôn nhân và gia đình cũng không thể quy định về việc kết hợp dân sự (chung sống có đăng ký) giữa những người cùng giới tính, vì như vậy là trái với Hiến pháp (vi hiến).
  • Việc cho phép kết hợp dân sự giữa những người cùng giới tính sẽ dẫn đến việc ngộ nhận và hiểu lầm trong một bộ phận người dân rằng Nhà nước đã công nhận hôn nhân đồng giới (bởi cả 2 hình thức này đều là chung sống có đăng ký tại cơ quan Nhà nước), như vậy sẽ dẫn tới nhiều dư luận phản đối trong xã hội.
  • Mặt khác, khi 2 người cùng giới tính chung sống thì các quan hệ tài sản, nhân thân phát sinh sẽ được coi là những quan hệ dân sự theo thỏa thuận của 2 bên, do đó tự bản thân các quan hệ này đã được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự, vì vậy càng không cần phải quy định về kết hợp dân sự tại luật Hôn nhân và gia đình (để tránh chồng chéo với Bộ Luật Dân sự)

Tháng 6 năm 2014, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã được thông qua, trong đó đã bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, thay thế bằng quy định "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8).[39][40] Điều này có nghĩa là những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ không áp dụng Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết[40] Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến (Đoàn luật sư Hà Nội) cho hay: những người đồng tính sinh sống với nhau nếu có sự tranh chấp thì có thể áp dụng theo Bộ luật Dân sự chứ không áp dụng Bộ luật Hôn nhân và Gia đình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kết_hợp_dân_sự http://www.consellgeneral.ad/fitxers/documents/lle... http://www.ris.bka.gv.at/GeltendeFassung.wxe?Abfra... http://www.chiefminister.act.gov.au/media.asp?medi... http://www.ejustice.just.fgov.be/mopdf/2000/03/02_... http://www.admin.ch/opc/de/classified-compilation/... http://www.nydailynews.com/opinions/2009/04/21/200... http://topics.nytimes.com/top/reference/timestopic... http://www.nytimes.com/1989/10/02/world/rights-for... http://portal.gov.cz/app/zakony/zakonPar.jsp?page=... http://bundesrecht.juris.de/lpartg/index.html